Tin chuyên ngành

Cuộc chiến tranh quyết liệt của các đại gia dầu lửa

Việc kinh doanh chắc không thể tốt hơn đối với các siêu - đại công ty, khi các công ty dầu lửa quốc gia được "liệt vào danh sách" lớn nhất của thế giới đã thành nổi tiếng.

Một thùng dầu thô Brent đã thay đổi giá tới 100 USD hoặc cao hơn ở phần lớn thời gian của năm và tiền bạc đang tuôn trào. Vào ngày 25/10, Hãng B.P thông báo lợi nhuận mỗi quý đạt 5,1 tỉ USD. Hai ngày sau, Hãng Shell công bố lợi nhuận 7 tỉ USD, Hãng Exxon Mobil trông mong tiết lộ những kết quả mỹ mãn đã đưa ra. Tuy nhiên, thời thế của doanh nghiệp dầu lửa đang thay đổi.

Các công ty dầu nhà nước thành các “ông lớn”

Nửa thế kỷ trước đây, cuộc sống là giản đơn đối với các “đại gia” dầu lửa của thế giới. Các quốc gia có nhiều dầu lửa thường không có công nghệ, vốn và kỹ năng điều hành để tìm và khai thác dầu. Các hãng dầu lửa phương Tây cung cấp toàn bộ những “việc” trên và họ đơn phương hoạt động khá tốt. Nhưng sau đó Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) ra đời và các quốc gia dầu lửa bắt đầu lập các công ty dầu lửa quốc gia “do nhà nước tài trợ” của riêng họ nhằm quản lý tài sản của họ!

Hiện nay các hãng dầu “được nhà nước tài trợ” thống trị doanh nghiệp dầu. Hãng Exxon có thể là công ty được ghi danh lớn nhất của thế giới bởi cuộc tư bản hóa thị trường, nhưng nó là một “con cá nhỏ” bên cạnh Công ty Dầu Quốc gia Iran hoặc Công ty Dầu Saudi Aramco. “Đo lường” bằng lượng dự trữ (dầu) nó kiểm soát, nó chỉ là công ty dầu khí lớn thứ hạng 11 trên thế giới. Hãng Shell và Hãng B.P phải “chật vật” ở trong top 20! Các hãng được nhà nước tài trợ khoảng 80% dầu của thế giới.

Rõ ràng, các công ty dầu tư nhân phải hoạt động với các công ty quốc gia khổng lồ. Nhưng các công ty nhà nước thường là những đối tác “hay thay đổi”. Nếu chính phủ đột ngột chuyển thành “khó thương lượng” như ở Venezuela, các hợp đồng có thể bị xé bỏ và các công ty dầu tư nhân “cuốn gói ra đi”. Ở một số trường hợp khác các công ty dầu nhà nước giản đơn là “không đủ khả năng”. Sau khi mỏ dầu khổng lồ Kazakhstan, các hãng Exxon, Shell, ToTal, Eni và Conoco Philips cùng nhảy vào cơ hội làm ăn với Công ty Dầu Quốc gia Kazakh. Nhiều tỉ USD vào sau đó, mỏ dầu đã tạo ra sự chậm chễ và bàn cãi, nhưng không có dầu.

Tuy nhiên, không phải tất cả hãng dầu nhà nước là quản lý tồi. Và các công ty khéo léo đúng là một vấn đề quan trọng đối với các siêu – đại công ty, từ khi họ thâm nhập vào cuộc tranh đua! Họ có những túi tiền sâu hơn bất kỳ giếng dầu nào! Và sau các năm hoạt động với các siêu – đại công ty, sự tinh thông công nghệ của họ đang tăng trưởng. Công ty Dầu lửa Quốc gia Na Uy là một đấu trường đối với hầu hết các công ty. Hãng Petrobras của Brazil đang phát triển các công nghệ riêng của họ để khai thác ở vùng biển sâu của họ. Cả hai hãng trên đang hình thành các đối tác với các hãng dầu “được nhà nước tài trợ” khác.

Như thế việc đó không đủ “bối rối” đối với các siêu – đại công ty, họ cũng đương đầu với cạnh tranh từ các công ty tư nhân nhỏ hơn. Các hãng dịch vụ về dầu lửa, các hãng cung cấp giàn khoan và thiết bị công nghệ đang bắt đầu mở rộng lãnh vực của họ. Một số hãng đang đưa đề nghị các hợp đồng “dịch vụ toàn bộ” khi bắt chước các phương tiện kỹ thuật của các siêu – đại công ty!

Các hãng dầu nhà nước không kiểm soát được các dự trữ dầu trong nước – như các hãng của Trung Quốc và Hàn Quốc, đang mời chào để cho các hãng lớn, đã từng được coi là tham gia vào cuộc đua của các siêu – đại công ty. Các hãng này có các cổ đông kiên trì, họ coi dầu lửa như là một vấn đề an ninh quốc gia hơn là một nguồn lợi nhuận. Trong năm 2010, Hãng CNOOC của Trung Quốc mua một cổ phần của Hãng Chesapeake Energy. Cuộc mua bán này không chỉ cho nó phương tiện tiến vào vùng Eagle Ford ở bang Texas mà còn cả công nghệ tốt hơn để khai thác dầu lửa, khí đốt từ vùng có dầu mới được phát hiện, đưa về Trung Quốc!

Với sự tăng cao giá dầu lửa, cuộc cạnh tranh để “chộp” lấy nguồn dự trữ dầu xảy ra quyết liệt. Các siêu – đại công ty và các hãng nhà nước cạnh tranh mua các hãng dầu lửa và khí đốt độc lập, nhỏ bé “phục vụ” cho các mỏ dầu của họ và giấy phép khoan (dầu). Và khi thực hiện tìm được những thùng dầu mới, các siêu – đại công ty thấy rằng, các hãng dầu nhỏ hơn và nhạy bén hơn thường là xuất sắc hơn ở việc này!… Ngày 25/10, Hãng Exxon cho biết, hãng đã tìm đúng mạch dầu lửa và khí đốt ở ngoài biển khơi của Việt Nam, chưa rõ số lượng là bao nhiêu.

Các siêu – đại công ty vẫn còn cần thiết

Với các siêu – đại công ty, không phải tất cả là ảm đạm! Tiền bạc và công nghệ của họ vẫn còn được yêu cầu. Các hãng dầu ở Trung Đông, như Kuwait Oil Company, ADNOC của Abu Dhabi và ngay cả Hãng Saudi Aramco, dẫu rằng về công nghệ khá tiên tiến, vẫn cần sự giúp đỡ, đặc biệt kỹ thuật lọc dầu và các hoạt động “chuyển tải” khác.

Vì lẽ dầu lửa khá tốn kém, đắt đỏ, nó tạo cảm giác bơm dầu từ các địa điểm khó khăn. Việc ấy cũng tạo ra hiệu lực cho các siêu – đại công ty. Đối với mọi nỗ lực của Hãng Petrobras, các siêu – đại công ty vẫn có công nghệ tốt nhất nhằm tìm và khai thác dầu từ những môi trường khắc nghiệt như là Nam Cực hoặc các đại dương sâu và từ những nguồn đặc biệt như cát dầu (oil sands).

Các siêu công ty cũng có một lợi thế đối với các hãng nhỏ khi “phát sinh” những dự án lớn nhất và vốn nhiều nhất – như các dự án khí hóa lỏng khổng lồ (LNG). Ví dụ: Dự án Shtokman Gaz, trong đó Total và Statoil đang giúp đỡ Gazprom, hãng dầu lửa được nhà nước Nga tài trợ.

Cuộc sống đang trở nên khó hơn đối với các siêu – đại công ty. Lợi thế của họ ở trên các đối thủ của họ – năng lực khai thác dầu từ những địa điểm khó – là cực kỳ có lợi khi giá dầu cao. Nhưng từ khi tốn phí khủng khiếp mới khai thác được dầu từ các địa điểm khó, lợi thế cạnh tranh của họ bị thất bát nếu giá dầu sụt giảm.


Theo petrotimes.vn

Bài viết liên quan