Tin chuyên ngành

Anh với vấn đề dầu mỏ ở Kurdistan

Anh gần đây đã chính thức lên tiếng về cuộc tranh cãi giữa chính phủ Iraq và người Kurd trong vấn đề hợp đồng dầu mỏ. Các chuyên gia thì tỏ ra lo ngại việc Exxon Mobil can dự vào vấn đề dầu mỏ ở vùng Kurdistan có thể ảnh hưởng đến Vallares.

Thỏa thuận thăm dò dầu khí giữa ExxonMobil (Mỹ) với các Bộ trưởng Kurdistan là mối quan tâm của các nhà chức trách Iraq

Michael Aron, Đại sứ Vương quốc Anh tại Iraq kêu gọi hai bên nên chấm dứt đối đầu, kết thúc những tranh cãi về hợp đồng ký kết trong khu vực bán tự trị phía Bắc. Ông Aron nói: “Chúng tôi kêu gọi chính phủ tại Baghdad với KRG (chính quyền khu vực người Kurd) giải quyết những mâu thuẫn và đạt được thỏa thuận trong vấn đề chia sẻ doanh thu…”.

Ông Aron cũng bày tỏ quan điểm của phía Anh với đại diện người Kurd, ông Barham Salih trong Hội nghị dầu mỏ mới đây được tổ chức ở Kurdistan. Đây được coi là khu vực gây nhiều tranh cãi giữa các quốc gia tham vọng dầu mỏ, và tất nhiên, gây ảnh hưởng không nhỏ đến biến động chính trị thế giới.

Việc Exxon Mobil – tập đoàn dầu khí sở hữu nhiều cổ đông nhất thế giới thỏa thuận với đại diện của người Kurd đang đe dọa đến khả năng tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan gồm: chính phủ Iraq, chính quyền Kurdistan và cả phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo như thỏa thuận từ đầu, thì Vallares được tiếp quản bởi chính quyền London, và Genel Enerji của Thổ Nhĩ Kỳ đều có những hợp đồng ký kết nhằm phân chia lợi nhuận sản phẩm với người Kurd. Vấn đề này đã được Baghdad thông qua. Phía Iraq cũng tỏ ra quan ngại về việc đầu tư của Exxon trên vùng lãnh thổ người Kurd.

Về phía Kurdistan, người đại diện Barham Salih cho hay: Ông tin rằng thỏa thuận từ phía Exxon sẽ không làm ảnh hưởng đến những lợi ích hay quy tắc chung về dầu khí ở khu vực. Song, Salih đã nhận được cảnh cáo từ phía Mowaffak al-Rubaie, một cựu cố vấn an ninh quốc gia và là thành viên Quốc hội Iraq, rằng ông này không nên thỏa thuận với phía Exxon nếu không muốn phức tạp thêm tình hình.

Các nhà phân tích chính trị thì đang đau đầu với câu hỏi liệu có phải Exxon đã gật đầu bí mật với Baghdad rồi tiến hành thỏa thuận với người Kurd?

Vallares sắp tới sẽ có một số thay đổi về quy mô và đổi tên thành Công ty Năng lượng Enel. Hãng này từng bỏ ra rất nhiều tiền bạc cũng như nỗ lực để đầu tư vào vùng dầu mỏ tiềm năng trên lãnh thổ của người Kurd, song chưa bao giờ được sự đồng ý từ phía Iraq. Hayward, ông chủ cũ của BP đã nghỉ việc sau sự cố tràn dầu ở Vịnh Mexico thì cho rằng, sự can thiệp của chính phủ Anh là hữu ích: “Đại sứ Anh đã kêu gọi các bên đi đến một giải pháp mà tôi nghĩ là có lợi cho các bên, tránh mệt mỏi khi đàm phán kéo dài”.

Tuy nhiên, các chuyên gia Iraq lại nhìn vấn đề theo một chiều hướng khác, họ cho rằng những gì ông Aron làm xuất phát từ việc người Anh không muốn thấy các công ty Mỹ như Exxon “động chạm” vào một miếng bánh ngon như Kurdistan.
Dưới thời Saddam Hussein, Kurdistan được đầu tư khá đầy đủ, tuy nhiên giới khảo sát địa chất Hoa Kỳ tin rằng trữ lượng dầu mỏ thực sự của khu vực này còn lớn hơn hiện tại rất nhiều, có thể là khu vực dầu mỏ lớn thứ tư trên thế giới chỉ sau Arab Saudi và những quốc gia tiềm năng dầu mỏ khác.

Trong khi đó, công ty Genel của Thổ Nhĩ Kỳ thì đạt sản lượng 100 000 thùng dầu một ngày trên lãnh thổ của người Kurd, đồng thời có kế hoạch tăng sản lượng dầu gấp đôi và xây dựng đường ống dẫn dầu để xuất khẩu khí đốt sang Thổ Nhĩ Kỳ.

Các tập đoàn dầu mỏ lớn của Mỹ vẫn đang tiếp tục đàm phán để sớm công bố một thỏa thuận được phép khai thác trên vùng lãnh thổ của người Kurd, ví như sáp nhập và nâng giá cổ phiếu của các công ty dầu mỏ nhỏ hơn tại London để đạt được lợi nhuận tốt nhất.

Nói thêm về Kurdistan và Exxon Mobil

Kurdistan là một vùng đất có người Kurd sinh sống, nằm ở phần giáp nhau của Iraq, Iran, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Nơi này chưa từng là một quốc gia một cách chính thức.

Vào thế kỷ 16, vùng có người Kurd sinh sống bị chia cắt bởi sự tranh giành giữa Đại quốc Ba Tư và Đế quốc Ottoman với những cuộc chiến tranh kéo dài. Sau Trận Chaldiran năm 1514, một đơn vị hành chính cho người Kurd được thành lập. Sau Hiệp ước Zuhab năm 1639 thì đơn vị hành chính này được chính thức hóa. Trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất, hầu hết người Kurd sống ở Tỉnh Kurdistan trong lãnh thổ của Đế quốc Ottoman. Sau khi Đế quốc Ottoman sụp đổ, quân Đồng minh đã thỏa thuận và lên kế hoạch chia lãnh thổ của đế quốc này thành vài nước.

Theo Hiệp ước Sèvres, Kurdistan, cùng với Armenia, sẽ thành những nước độc lập. Song Hiệp ước này đã không thực hiện được. Sự tấn công và chiếm đóng khu vực Kurdistan do Kemal Atatürk tiến hành và những sức ép khác đã khiến quân Đồng Minh chấp nhận đàm phán lại và Hiệp ước Lausanne được thành lập, và biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ được hình thành như hiện này với vùng của người Kurd sinh sống nằm trong biên giới đó và không có quyền tự chủ. Các vùng có người Kurd khác được giao cho Anh và Pháp kiểm soát để rồi trở thành các địa phương của Iraq và Syria theo một số hiệp ước.

Những ranh giới này liên quan đến sự phân chia tài nguyên và chi phối dầu hỏa giữa các cường lực thuộc địa khác biệt và để đền ơn các lãnh đạo Arab thân đồng minh hơn là cho các sự phân phối tộc dân. Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu cho được lấy phương bắc Iraq, nhưng dân đồng minh đã lo ngại nhiều với dầu hoả hơn là với sự ổn định (một trong các lý do chính của các xung đột ở Phi Châu và miền Trung Đông).

Nói thêm về Exxon Mobil, đây là tập đoàn dầu khí đa quốc gia của Mỹ, có tổng doanh thu lớn nhất thế giới , lợi nhuận và thị trường tư bản vốn cũng là lớn nhất thế giới. Đây cũng là tập đoàn lớn nhất trong 6 tập đoàn dầu hàng đầu của Mỹ, với sản lượng dầu thô hàng ngày khai thác 6,5 triệu thùng.

Exxon Mobil được thành lập ngày 30/11/1999 khi hợp nhất Exxon và Mobil, trụ sở chính tại Irving, Texas có 106.000 nhân công. Ban đầu do John D.Rockefeller thành lập công ty Standard Oil năm 1870. Quản lý và chủ tịch hội đồng quản trị hiện tại là Rex W.Tillerson.

Ngân sách của Exxon Mobil dành cho việc khai thác và sản xuất dầu khí đạt mức kỷ lục 20 tỉ đô la Mỹ trong năm 2009. Lợi nhuận của Exxon Mobil năm 2008 tăng 11%, đạt 45,2 tỉ USD Mỹ, mức lợi nhuận kỷ lục mà các công ty Mỹ đạt được, mặc dù doanh thu quí IV năm 2008 của hãng giảm 33% do giá dầu thế giới sụt giảm mạnh. Hiện tại đây vẫn là Tập đoàn dầu mỏ hàng đầu nước Mỹ và thế giới.

(Theo Petrotimes)

Bài viết liên quan