Tin Tập đoàn

Tuổi trẻ Dầu khí với văn hóa doanh nghiệp Petrovietnam

“Mặt được và chưa được của văn hóa Petrovietnam thể hiện qua diễn xuất, trong nội dung tác phẩm để bày tỏ những trăn trở, những giải pháp, những hành động cụ thể để giúp cho văn hóa Dầu khí mà chúng ta đang xây dựng ngày càng hoàn thiện và có sức lan tỏa”.

Đó là phát biểu của đồng chí Nguyễn Quốc Thịnh, Bí thư Đoàn TNCS HCM Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tại Hội thi Tuổi trẻ Dầu khí với văn hóa doanh nghiệp Petrovietnam diễn ra vào chiều ngày 20/3/2012.

Tiểu phẩm “Câu chuyện thôn xây lắp” của PVC kết hợp diễn xuất lẫn nhạc và múa đạt giải Nhất

Thành phần Ban giám khảo gồm có: Trưởng ban giám khảo nhà báo Nguyễn Như Phong – Tổng biên tập báo Năng lượng Mới, anh Nguyễn Quốc Sơn – Phó ban nhân sự Tập đoàn và NSƯT Chí Trung

12 đội thi đến từ các cơ sở Đoàn như: Đoàn cơ sở Công ty Mẹ – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Vietsovpetro, VPI, PTSC, PVC, PV Power, PVFCCo, PV Gas, PV Oil, PV Trans, PVFC, DMC. Thành phần Ban giám khảo gồm có: Trưởng ban giám khảo nhà báo Nguyễn Như Phong – Tổng biên tập báo Năng lượng Mới, anh Nguyễn Quốc Sơn – Phó ban nhân sự Tập đoàn và NSƯT Chí Trung.

12 đội đã mang đến 12 tiểu phẩm có nội dung về văn hóa trong công sở, văn hóa trong ứng xử với đồng nghiệp, văn hóa trong công việc. Nổi bật là tiết mục  “Mơ thật – thật mơ” của Vietsovpetro với nội dung hai thanh niên chơi games bỏ bê công việc trong cơ quan; nghe ngóng hóng chuyện trong công sở rồi phát tán thông tin làm ảnh hưởng đến đoàn kết trong công ty. Tiểu phẩm nói lên những thực trạng của thanh niên trong đời sống đương đại.

Đội đến từ Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC) thật sự đã đem lại một tiết mục hay và đặc sắc. Mặc dù không gian của sân khấu khá chật hẹp nhưng PVC đã tạo được phối cảnh là một ngôi nhà thôn quê bằng tre nứa, mái rơm – tạo được cho người xem cảm giác về không gian thực.

Nội dung của tiểu phẩm “Câu chuyện thôn xây lắp” đặt ra vấn đề văn hóa doanh nghiệp Petrovietnam được thực hiện như thế nào? Bằng ứng khẩu hoạt ngôn, diễn xuất tự nhiên và có hồn, các diễn viên không chuyên của PVC đã kết hợp nhạc, múa và nội dung của những bài hát để giải quyết vấn đề đặt ra. Trong những tiểu phẩm ấy có tiểu phẩm bằng kịch câm với chủ đề “Những khung hình biết nói” của Tổng công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí (PVFCCo). Mặc dù chỉ có ngôn ngữ hình thể và biểu hiện của khuôn mặt nhưng tiểu phẩm đã nói lên được nội dung: nhân viên trang điểm làm đẹp trong giờ làm, sếp hút thuốc khi đang chỉ đạo công việc; một bộ phận nhân viên đi làm muộn từ 30 phút đến 1 giờ.

Tiểu phẩm "Kén rể" của Đoàn cơ sở Công ty Mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Khác với các đội thi, PV Gas lại đưa đẩy người xem vào một tình huống là một vận động viên bóng chuyền mắc bệnh sao. Khi lãnh đạo gọi lên để hỏi chuyện thì tỏ ra vênh mặt, thái độ bất hợp tác và liên tục gọi điện thoại nói chuyện riêng trước mặt lãnh đạo. Nhưng sau một thời gian được sự quan tâm, động viên của đồng nghiệp, vận động viên bóng chuyền tên Tuấn đã thức tỉnh và nhận ra những sai lầm trong ứng xử của mình. Cuối cùng, lãnh đạo đội bóng chuyền đã nhận cậu vào đội.

Những đội thi như PV Oil, PV Trans đều mang đến những tiểu phẩm gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Với chủ đề “Chuyện ở của hàng xăng dầu”, đội thi PV Oil đã nêu lên một vấn đề là một số người quản lý ở những cửa hàng xăng dầu thường bị cám dỗ bởi những phần tử xúi giục, làm trái đạo đức kinh doanh: pha xăng rởm vào xăng thật để hưởng chênh lệch hoa hồng. Trên thực tế, trong nhiều năm qua các cửa hàng xăng dầu do PV Oil điều hành không xảy ra tình trạng trên nhưng phần thi của PV Oil đã phản ánh được một mảng tối trong hoạt động kinh doanh xăng dầu nói chung. Và mục tiêu của những cám dỗ ấy đều là thanh niên. Tiểu phẩm như là một bài học về đạo đức kinh doanh trong xăng dầu mà đội thi PV Oil đã xuất sắc diễn xuất.

Sau cuộc thi, anh Nguyễn Quốc Sơn – Phó ban nhân sự Tập đoàn đánh giá, văn hóa Dầu khí đã hình thành từ nửa thế kỷ nay và hôm nay, qua những tiểu phẩm này, bức tranh văn hóa Dầu khí được tô đậm hơn. Trên hết, việc tuyên truyền, phổ biến văn hóa doanh nghiệp Petrovietnam phải thường xuyên để trở thành một ý niệm, một tiềm thức sâu rộng trong toàn thể cán bộ công nhân viên ngành Dầu khí.

Sáng 21/03 tại trụ sở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Tại buổi lễ, Ban giám khảo sẽ công bố các giải thưởng và đưa ra những nhận xét.

 

"Mơ thật - thật mơ" của Vietsovpetro.

Kịch câm của PVFCCo.

Tiểu phẩm "Một chuyến vi hành" của PV Power.

Tiểu phẩm "Dạ thưa sếp, em xin nguyện sửa mình" của PV Gas.

Đạo đức kinh doanh xăng dầu - nội dung tiểu phẩm của PV Oil.

Lái xe taxi Dầu khí cứu người gặp nạn trên đường – tiểu phẩm của PV Trans.

Nghệ sĩ Chí Trung: Tôi đánh giá cao những tiết mục của 2 đội PVFCCo và PVC vì đã lột tả được cái chủ đề của hội thi. Một số đội khác cũng có ý tưởng hay, diễn xuất đồng đều. Phần thi của đội Vietsovpetro diễn xuất tốt nhưng hơi lan man, có bàn tay chuyên nghiệp nhưng mất trục. Về tổng thể, văn hóa Dầu khí không chỉ là những ứng xử trong công việc, những hoạt động từ thiện mà còn là những ứng xử và trách nhiệm với xã hội.

 

Đồng chí Nguyễn Quốc Thịnh: Hội thi này tuyên truyền bằng hình thức sân khấu về văn hóa doanh nghiệp Petrovietnam. Tuyên truyền trong hoạt động Đoàn có rất nhiều con đường để mang tới thông điệp cho Đoàn viên thanh niên một cách nhanh nhất. Sắp tới, Đoàn thanh niên Tập đoàn sẽ liên tục có những hoạt động để phát triển văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là những ứng xử với đồng nghiệp, là những nguyên tắc trong công việc cần được thường xuyên vận dụng.

Bài viết liên quan