Sau khi Hoa Kỳ chấm dứt hệ thống Bretton Woods, đồng đô-la vẫn là đồng tiền thống trị trên toàn cầu cho đến trước tháng 3/2022, với khoảng (85%) tất cả các giao dịch ngoại hối liên quan đến đồng đô-la và gần 2/3 tổng dự trữ ngoại hối của nhiều ngân hàng trung ương cũng được trữ bằng đồng đô-la.
Ảnh minh họa
Định nghĩa về tiền tệ dự trữ toàn cầu đề cập đến những loại tiền tệ thống trị rổ tiền tệ khác bao gồm dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương và được sử dụng rộng rãi bên ngoài quốc gia của họ trong các giao dịch thực tế và thị trường tài chính quốc tế trong các hợp đồng, giao dịch và công cụ tài chính. Ngoài ra, một số lượng đáng kể các quốc gia kết nối tỷ giá hối đoái của họ với các đồng tiền dự trữ toàn cầu này. Đồng đô-la đã mất khoảng 98% sức mua kể từ năm 1913. Hiện 70% số đô-la bên ngoài Hoa Kỳ có mệnh giá nhỏ hơn, điều này có thể dẫn đến siêu lạm phát khi đồng đô-la bị mất giá trị. Sau đó, đồng đô-la sẽ bắt đầu quay trở lại Hoa Kỳ và lạm phát sẽ quay trở lại đất nước, đặc biệt bởi vì nhiều trái phiếu tài chính của Hoa Kỳ thuộc sở hữu của Trung Quốc, CHLB Nga và các quốc gia nước ngoài khác.
Khi tâm lý người dân Hoa Kỳ chi phối nhận thức đồng yên Nhật Bản có thể là đồng tiền phù hợp nhất để cạnh tranh với đồng đô-la Hoa Kỳ sau khi hệ thống Bretton Woods bị sụp đổ, chủ yếu là trong những năm 1970 và 1980 của Thế kỷ 20, và ở mức độ thấp hơn trong thời kỳ đầu những năm 1990 với hơn một phần tư người Hoa Kỳ tin tưởng Nhật Bản là cường quốc kinh tế mạnh nhất thế giới và hơn một nửa trong số họ lại coi Nhật Bản là mối đe dọa lớn đối với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sau sự bùng nổ của bong bóng chứng khoán và bất động sản vào đầu những năm 1990, tốc độ phát triển của Nhật Bản chậm lại, lạm phát giảm xuống gần bằng 0 và niềm tin vào sự cạnh tranh của đồng yên với đồng đô-la giảm sút, nhường chỗ cho một nhóm tiền tệ khác, quan trọng nhất trong số đó là đồng tiền chung châu Âu (euro). Hiện tính thanh khoản và độ rộng của thị trường tài chính đồng euro đang nhanh chóng tiếp cận thị trường đồng đô-la, điều này làm tăng động lực cho các cơ quan tiền tệ đánh giá lại thành phần của các đồng tiền dự trữ. Tuy nhiên, việc sử dụng đồng euro vẫn chưa làm thay đổi đáng kể cơ cấu tiền tệ trong dự trữ chính phủ nhiều nước.
Hiện đồng đô-la Hoa Kỳ đã duy trì vị thế là đồng tiền dự trữ ưu việt, có lẽ là do thị trường tài chính bằng đồng đô-la tiếp tục có quy mô, chất lượng tín dụng và lợi thế thanh khoản hơn so với thị trường đồng euro, bên cạnh thói quen sử dụng ngoại tệ. Trong những thập kỷ qua, đồng euro (đồng tiền được giới thiệu vào năm 1999 do Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB hỗ trợ) đã trở thành đồng tiền cạnh tranh nhất so với đồng đô-la, với khoảng 20% dự trữ ngoại tế toàn cầu hiện được dự trữ bằng đồng euro. Với tỷ lệ dự trữ lớn thứ hai, đồng euro là một loại tiền tệ được giao dịch trên khắp nền kinh tế của 19 quốc gia không tham gia vào thị trường tài sản chung; do đó, để đồng tiền dự trữ toàn cầu phát triển, các nhà đầu tư phải có khả năng đặt tiền của mình vào các thị trường có độ sâu và thanh khoản cao, trong đó có rất ít thị trường ở khu vực đồng euro.
Ngoài ra, khu vực đồng euro hiện đang có tốc độ phát triển chậm chạp cũng như triển vọng bi quan của các nhà đầu tư trong những năm tới khiến cho họ có thể quan ngại đầu tư vào những thị trường có thể bị suy thoái với chính trị của khu vực đồng euro là mối quan tâm cuối cùng. Là một liên minh tiền tệ không có liên minh tài chính, khu vực đồng euro đã phải vật lộn để bù đắp cho sự bùng nổ và sụp đổ tín dụng đang suy yếu, điều này dẫn đến sự chênh lệch kinh tế đáng kể, gây ra sự bất mãn chính trị giữa các quốc gia.
Phản ứng của Liên minh Châu Âu trước đại dịch COVID-19 đã dẫn đến việc hình thành cái có thể gọi là “liên minh tài chính” (financial unions) giữa các nước châu Âu để giải cứu nền kinh tế của các nước xung quanh trong thời kỳ khủng hoảng, như Liên minh châu Âu EU đã đồng ý trong tháng 7/2020 để phát hành 750 tỷ euro gói phục hồi tài chính sau đại dịch hay còn được gọi là “khoản nợ chung” (joint debt) tức hơn một nửa số tiền trên sẽ được giải ngân theo hình thức tài trợ, nửa số tiền còn lại sẽ được cho vay dựa trên điều kiện mà các nước có thể áp dụng, nhằm tài trợ ngoại tệ đến các quốc gia đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch COVID-19. Mặc dù các liên minh tài chính này có thể cạnh tranh với vị thế tài chính của Hoa Kỳ song kết quả rất có thể xảy ra là việc nhiệt tình bảo vệ chủ quyền quốc gia sẽ cản trở nỗ lực thành lập một liên minh tài chính châu Âu về mặt lâu dài. Ngoài ra, việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu EU có thể dẫn đến sự rời đi của các quốc gia khác, chẳng hạn như CH Ý. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư sẽ không tìm thấy sự an toàn trong một nền kinh tế không ổn định.
Đối với đồng tiền Trung Quốc (nhân dân tệ): Việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ là một phần quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc nhằm từ bỏ chính sách “giấu mặt và trực tiếp” (hide and direct) nhằm che giấu sự trỗi dậy của mình bởi vì nó sẽ làm giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào Hoa Kỳ, giúp nước này phát triển thị trường và biến Thượng Hải thành một trung tâm tài chính thay thế. Trong bối cảnh này, Chính phủ Trung Quốc đã buộc các tập đoàn tư nhân phát hành hóa đơn và giải quyết các giao dịch bằng đồng nhân dân tệ, yêu cầu các tập đoàn nhà nước làm điều tương tự và kêu gọi các ngân hàng trung ương khác sử dụng đồng nhân dân tệ. Thông qua Sáng kiến “Vành đai và Con đường”, Trung Quốc dự định sử dụng các thể chế của mình để tài trợ và xây dựng cơ sở hạ tầng tại 68 quốc gia, sẽ góp phần quốc tế hóa đồng nhân dân tệ bằng cách thiết lập một hệ thống thương mại tập trung vào các tập đoàn Trung Quốc. Trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một số trở ngại ghê gớm khi mà chỉ có 2% giao dịch xuyên biên giới hiện được thực hiện bằng đồng nhân dân tệ.
Kể từ năm 2015, hành động của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đã chứng minh rằng các nhà lãnh đạo chính trị sẽ tiếp tục kiểm soát giá trị của đồng tiền nội tệ. Thay vì tự do hóa tài khoản vốn hơn nữa, Trung Quốc lại tăng cường kiểm soát dòng vốn. Để cạnh tranh trực tiếp với đồng đô-la, Trung Quốc sẽ phải chấm dứt kiểm soát vốn, tự do hóa lãi suất và thả nổi đồng nhân dân tệ. Tuy nhiên, việc thực hiện những điều nói trên đòi hỏi phải có sự thay đổi đáng kể trong mô hình phát triển của Trung Quốc. Do sự nổi bật ngày càng tăng của Trung Quốc trên thị trường toàn cầu, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ là đối thủ cạnh tranh lâu dài với đồng đô-la Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, sự kỳ vọng tập trung vào thị trường nội địa của Bắc Kinh sẽ bị hạn chế bởi việc nước này theo đuổi các mục tiêu kinh tế-xã hội và địa chính trị rộng lớn hơn.
Hệ thống quyền rút vốn đặc biệt: Đây là tài sản dự trữ quốc tế do IMF tạo ra, phân bổ một tài sản dự trữ được gọi là “hệ thống quyền rút vốn đặc biệt” (special drawing rights system-SDR) với giá trị dựa trên rổ tiền tệ cho các quốc gia thành viên (Trung Quốc đã thành công lớn trong việc quốc tế hóa tiền tệ của mình) khi IMF đưa đồng nhân dân tệ vào rổ này năm 2015). Chức năng chính của SDR trong hệ thống Bretton Woods dựa trên đồng đô- la là đóng vai trò như một hình thức thanh khoản bổ sung. Bốn lần kể từ năm 1970, IMF đã cạn kiệt khoản dự trữ này, bất chấp yêu cầu lặp đi lặp lại của Trung Quốc về việc mở rộng sử dụng quyền rút vốn đặc biệt trong những năm 1980 và 1990.
Hiện nền tảng mới cho hệ thống tiền tệ quốc tế có tính đến “việc tránh phụ thuộc quá mức vào đồng đô-la và xu hướng áp dụng rổ tiền tệ tùy theo sức mạnh nền kinh tế của quốc gia” khi mà nhiều nước ở khu vực Mỹ Latinh và châu Á bắt đầu từ bỏ đồng đô-la như là một phương tiện để tài trợ cho hoạt động ngoại thương của họ, chẳng hạn như CH Brazil, quốc gia đã sử dụng đồng nội tệ real. Trong thương mại với Trung Quốc, đồng nhân dân tệ Trung Quốc đã đa dạng hóa các loại tiền tệ dùng để dự trữ, trong khi một số quốc gia thay đổi hệ thống tiền tệ gắn với đồng đô-la và tìm cách liên kết đồng tiền của họ với một rổ tiền tệ như xu hướng, phong cách (coquette) mà CH Ai Cập dựa vào hệ thống thả nổi gần đây.
Khi nhắc đến đồng euro, đồng yên Nhật Bản, đồng bảng Anh và đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, cũng có thể tìm hiểu thêm những đánh giá của nhà kinh tế học Keynes về việc thiết lập một hệ thống thanh toán và thanh toán bù trừ quốc tế, thông qua việc tạo ra một loại tiền tệ quốc tế mới và việc cung cấp các cơ sở tài trợ hợp tác giữa các ngân hàng trung ương nhằm giải quyết các vấn đề mà một số quốc gia gặp phải trong cán cân thanh toán cũng như phát triển và hiện đại hóa các dự án của mình theo luật định. Nhà khoa học Jacobo Grinberg (2012) lập luận cuộc chiến tramh Iraq năm 2001 được thúc đẩy bởi mong muốn bán dầu thô lấy đồng euro của cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein, điều này gây ra mối đe dọa cho sự thống trị của đồng đô-la trong thương mại quốc tế. Nabar và Tovar (2017) cũng đã thực hiện một nghiên cứu về quốc tế hóa đồng nhân dân tệ, trong đó họ phân tích sự phát triển của đồng tiền Trung Quốc ở nước ngoài cũng như các biện pháp chính trị mà Trung Quốc sử dụng để củng cố đồng tiền của mình trong các sàn giao dịch dầu mỏ và hậu quả của việc tăng cường này. Theo nghiên cứu trên, thông qua việc mở rộng thị trường nước ngoài của Hồng Kông-Trung quốc, đồng nhân dân tệ nổi lên như một phương tiện thanh toán trong trao đổi năng lượng và đầu tư xuyên biên giới giữa Trung Quốc và các nước láng giềng cũng như với sự hỗ trợ của đồng nhân dân tệ đã thúc đẩy Trung Quốc tiến tới tiến bộ và phát triển cho dù việc sử dụng đồng nhân dân tệ ngày càng tăng trong các sàn giao dịch dầu mỏ của Trung Quốc song vẫn còn một chặng đường dài trước khi đồng tiền Trung Quốc được công nhận trên toàn cầu. Tuy nhiên, cho đến khi điều này xảy ra, hệ thống tài chính và tiền tệ toàn cầu sẽ ở giữa một biến động lan rộng.
Costigan và Cottle (2018) thì lập luận rằng quyền bá chủ của Hoa Kỳ đối với hệ thống quốc tế kể từ Thế chiến thứ hai đã giúp đồng tiền của nước này thống trị hệ thống tiền tệ toàn cầu, trong khi CHLB Nga, Trung Quốc và Iran đang cố gắng làm suy yếu quyền bá chủ của Hoa Kỳ đối với hệ thống tiền tệ toàn cầu song những nỗ lực như vậy khó có thể thành công dễ dàng do sự thống trị toàn cầu rộng rãi của đồng đô-la. Mathews và Selden (2018) cũng đã phân tích mối liên hệ giữa đỉnh cao của thời đại dầu mỏ và quyền bá chủ của Hoa Kỳ đối với hệ thống kinh tế và chính trị toàn cầu khi cho biết, nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm duy trì quyền bá chủ trong hệ thống toàn cầu ngày càng trở nên khó khăn do xu hướng các quốc gia xuất khẩu dầu thực hiện các loại tiền tệ thay thế trên các sàn giao dịch dầu mỏ của họ, điều này ảnh hưởng đến dự trữ ngoại tệ của nước này (euro và dollar). Kamel và Wang (2019) thì lại tập trung vào nỗ lực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy đồng nhân dân tệ trên thị trường nhập khẩu dầu khi xem xét các giai đoạn phát triển của loại tiền tệ này trong thương mại quốc tế.
Hiện có nhiều luồng ý kiến cho rằng khó có khả năng petro-yuan sẽ thay thế petrodollars trong tương lai gần vì Trung Quốc thiếu sự lãnh đạo về kinh tế và địa chính trị để biến đồng tiền Trung Quốc trở thành phương tiện trao đổi dầu toàn cầu. Bất chấp sự tăng trưởng của các hợp đồng dầu tương lai bằng đồng nhân dân tệ và sự vắng mặt của thị trường tài chính phát triển cũng như hệ thống pháp lý hỗ trợ đồng tiền Trung Quốc, đồng nhân dân tệ có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng trên thị trường dầu mỏ quốc tế trong tương lai. Ngoài ra, các nguồn năng lượng thay thế sẽ góp phần làm giảm tầm quan trọng của dầu mỏ trong nền kinh tế toàn cầu với tầm quan trọng của petrodollars và petroyuan cũng như hệ thống kinh tế toàn cầu, sẽ phản ánh điều này.
Alshareef (2023) cũng lập luận do sự chuyển đổi của nền kinh tế toàn cầu và sự trỗi dậy của các cường quốc quốc tế quan trọng như Trung Quốc, nền kinh tế toàn cầu đang trải qua quá trình tái cơ cấu thương mại, đầu tư và tài chính tiểu vùng. Dữ liệu chỉ ra rằng 11,5% tổng vốn đầu tư nước ngoài FDI của Trung Quốc là ở các nước Ả rập. Trước những thay đổi sâu sắc xảy ra trong nền kinh tế toàn cầu, nghiên cứu này xem xét các trụ cột cơ bản của hệ thống petrodollars, chẳng hạn như doanh thu tái chế năng lượng trong khuôn khổ thương mại quốc tế thông qua chuỗi thời gian thương mại với Liên minh châu Âu EU, Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng như những yếu tố thúc đẩy các nước Vùng Vịnh phải xem xét lại đánh giá của mình. Trung Quốc giao dịch dầu thô bằng đồng nhân dân tệ nên trong nghiên cứu trên đã tiết lộ một ý nghĩa quan trọng sự suy giảm thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia Vùng Vịnh song lại có lợi cho Trung Quốc. Điều này giúp Trung Quốc duy trì sức mạnh địa kinh tế bằng cách củng cố vị thế của đồng nhân dân tệ trong trao đổi thương mại với các quốc gia Vùng Vịnh đang tìm cách thu hút nguồn đầu tư vốn tài chính của Trung Quốc.
Hầu hết các tài liệu nghiên cứu trên đều tập trung vào mối quan hệ giữa giá dầu thô và dòng chảy thương mại toàn cầu như là yếu tố chính quyết định khả năng tiếp tục của hệ thống kinh tế toàn cầu song họ đã bỏ qua đặc tính năng động của hệ thống kinh tế và khả năng mở rộng phạm vi của các trụ cột chính của nó. Phần lớn các quốc gia trên thế giới có xu hướng đa dạng hóa các nguồn kinh tế chính của họ, và vô số cuộc khủng hoảng toàn cầu trong vài thập kỷ qua đã khẳng định sự cần thiết phải hướng tới nhiều lựa chọn thay thế. Hiện đã có một xu hướng gần đây giữa các nhà nghiên cứu và phân tích về khả năng suy giảm chức năng của đồng đô-la như một trung gian trao đổi dầu mỏ trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này đều xác nhận quá trình chuyển đổi này sẽ diễn ra trong trung và dài hạn. Hậu quả của cuộc chiến ở Ukraine là nền kinh tế toàn cầu đang trải qua một cuộc khủng hoảng lớn, điều này sẽ buộc họ phải đánh giá lại các dự báo của mình khi thế giới đang hướng tới một cuộc xung đột lớn và một cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc. Xu hướng này sẽ được củng cố bởi việc CHLB Nga nhất quyết yêu cầu các quốc gia phương Tây mua tài nguyên năng lượng bằng đồng rúp thay vì bằng đồng đô-la.
Theo pvn.vn